“The West is best. Or is it?”

Posted on Updated on

Right-or-Wrong-Talkshow-with-Giang-Dang

(Tiếng Việt phía dưới)

Recently there was a talk show happening at Manzi with the participation of Nguyen Qui Duc, Phan Y Ly, Anh-Minh Do and MC Dang Hoang Giang that attracted lots of attention from young Vietnamese people. The “hot” topic was: “The West is best. Or is it?”; both the host and the three guest speakers were “international Vietnamese” who returned to Vietnam after spending many years abroad. And with those four “returnees” we could already assume their answer to the topic without even having to attend the talk. No, it isn’t.

The Western dream

There has always been a reason why it is so difficult for people from poorer countries to acquire a visa into the richer part of the world. I remember it took me a month to get my Schengen visa in 2009 to go to Poland. But I was still very lucky compared with a friend of mine who got refused by the Spanish embassy or another by the German embassy. So why is it? Honestly, it’s because Vietnamese people often use the excuse of visiting or studying to later stay in the country. Living in the West has been the dream for so many generations of Vietnamese since the Doi Moi in 1986. People simply believe, sometimes naively, that moving to the West means good fortune and consider it a life changing opportunity, same reason why people from the countryside want to move to big cities, in my opinion.

The returnees’ point of view

However, together with the booming economy (for your information, Vietnam is only a third world country in terms of “Press Freedom”, which I’m not interested in commenting just yet) the people who once left Vietnam to find their opportunities elsewhere (also the ones who were forced to flee the country after the war) are now coming back, not all of them, but definitely a lot of them. I have talked or read about some to understand why. Minh, one of the speakers in that talk show, made it clear in his popular blog post that “Vietnamese Americans should come and live in Vietnam full time”. And if you are able to read Vietnamese, definitely check out an interview with Giang, the host of the talk, where he stated: “If you have lived in many different countries, you will find out that nowhere is perfect. Every society has its pros and cons, but certainly none of them is “paradise”. For example, in the West, as long as your payment can still automatically process, no one will care if you’re dead or alive”. I also had another interesting conversation with a 9-year UK resident who is now running a few startups back in Hanoi. His reasons were straight forward, many of those were similar to what Giang and Minh pointed out.  The strongest point he made was that: if you want to succeed, it is easier here in Vietnam than in the UK (translation: wanna be rich quicker? Return to your developing economy!) His original plan when parting for “the West” was to leave Vietnam forever, but after 1 year in the US and 9 years in the UK, here he is in Hanoi trying to fight the reverse culture shock, leaving behind all the comfort of the developed society to start venturing in his future. So what does that tell you people?

My personal take

Just like many other Vietnamese, I used to dream of settling down in “the West”. At college my answer to AIESEC about why I wanted to participate in their international internship program was to find a chance to later reside in the hosting country, preferably in Singapore, UK, Germany or Hong Kong” (nowadays if you answered that way, you’d never pass the interview). But I ended up going to Poland and India. I didn’t stay there for a long time, only 3 months each but those short times totally broke my “prejudice”. Poland taught me to love the less-developed societies while India completely changed my view of life. I was lucky enough to meet many inspiring people, one of them was a life coach from Romania, a world traveler whose foremost wish is to contribute to the development of his own country. He did make me think a lot about whether the youth should work on improving their “poor” nations or just run away for their own sake. As for myself, just the thought of that question was already a life-changing moment.

Talking about “world travelers“, I happen to know many of them. Surprisingly, world travelers nowadays come from both rich and poorer countries. And my personal conclusion from interacting with them is that somehow the travelers from first-world countries ignore their own culture more than us, the third-world residents. I have met some travelers from Australia and the US who said “I never want to come back there” while none of those from India, China, Cambodia or Uganda have made such statement. Apart from the travelers’ reaction, we also see a wave of “expats” moving from their comfort zone to Asia, and then refuse to come back to their countries of origin. They become teachers, consultants, business owners, creative practitioners; they see the potentials of a developing economy where they can make easy money or apply the creative ideas that they cannot do in the West. The question is why don’t we, the locals, realize that by ourselves?

Final words

It seems like the promised land nowadays is shifting from “the West” to “the East”. Certainly we can’t say the living conditions or the people’s behavior and prejudice are pleasant to live with, but once you can look beyond that discomfort you will finally find your chance here; either a chance to become rich quickly, or an opportunity to do great things for the society. And dear fellow third-world residents, if you still dream of the West and want to fly away, you have all my encouragement! Just fly away, go, travel, live abroad! And after that, please come back to me and answer the question by yourself: “The West is best. Or is it?”

————————————————————-

Gần đây một cuộc thảo luận tại Manzi đã giành được rất nhiều quan tâm của giới trẻ khi bàn về chủ đề “nóng”: Phương Tây có phải là nhất? Cả MC (Đặng Hoàng Giang) và ba khách mời (Nguyễn Quí Đức, Phan Ý Ly, Anh-Minh Đỗ) đều là những người Việt “quốc tế” trở về Việt Nam sau rất nhiều năm lăn lộn ở nước ngoài nên có lẽ ngay cả khi không có cơ hội tham dự thảo luận chúng ta cũng có thể ngầm hiểu câu trả lời của họ là gì. Vâng, phương Tây chưa chắc đã phải là nhất.

Giấc mơ phương Tây

Chắc hẳn ai cũng biết việc xin thị thực vào các quốc gia phát triển luôn rất khó khăn đối với công dân ở các nước ít phát triển hơn. Tôi đã từng mất một tháng mới xin được visa Schengen để vào Ba Lan năm 2009, ấy thế mà tôi vẫn khá may mắn so với một số người bạn bị Đại sứ quán Đức hay Tây Ban Nha từ chối thẳng thừng. Lý do? Thành thật mà nói, đó là vì họ có kinh nghiệm rằng: người Việt Nam thường chỉ lấy cớ đi thăm người nhà hay đi học để tìm cách ở luôn lại nước sở tại. Định cư ở trời Tây đã trở thành giấc mơ của bao thế hệ người Việt kể từ thời Đổi Mới. Nhiều người đôi khi tin tưởng một cách ngây thơ rằng sống ở Tây đồng nghĩa với sự giàu có, và coi việc đi Tây là một cơ hội đổi đời hiếm có. Theo tôi, nhìn nhận đó chẳng khác việc người nông thôn luôn tìm cách ra sinh sống ở thành phố là mấy nỗi.

Quan điểm của những người trở về

Cùng với nền kinh tế phát triển bùng nổ (nếu các bạn chưa biết thì Việt Nam của chúng ta chỉ được liệt vào dạng “thế giới thứ ba” trên khía cạnh tự do báo chí mà thôi chứ không hề yếu kém về mặt kinh tế), những con người ngày nào rời bỏ Việt Nam do chiến tranh, hay để đi tìm miền đất hứa, đang dần quay trở lại, không phải tất cả họ, nhưng chắc chắn là rất nhiều. Tôi đã đọc thêm và nói chuyện với một vài người để tìm hiểu nguồn cơn. Anh-Minh Đỗ, Việt Kiều Mỹ thế hệ thứ hai, một trong ba khách mời trong cuộc thảo luận nói trên có một bài viết rất hùng hồn trên blog cá nhân của anh (bằng tiếng Anh): “Việt Kiều Mỹ nên trở về sống và làm việc toàn thời gian tại Việt Nam”. Và chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài phỏng vấn anh Đặng Hoàng Giang, một người quốc tịch Áo, cũng là MC của chương trình thảo luận. Anh nói: “Nếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết”. Ngoài ra, tôi còn có một cuộc trò chuyện thú vị khác với một doanh nhân trẻ đang trên đường khởi nghiệp sau 9 năm sinh sống, làm việc và học tập tại Anh Quốc. Anh nêu lên một thực trạng của cuộc sống phương Tây như sau: ở đó bạn không thiếu bất cứ một điều kiện vật chất gì, nhưng bạn sẽ phải làm việc cật lực để trang trải các khoản vay nợ (học phí, mua nhà, mua xe, v.v) và những người”thành công” trong xã hội là những người có nhà, có xe, có lương hưu và trả hết nợ nần trước 65 tuổi. Theo anh cuộc sống ở phương Tây có thể được coi là tiện nghi và ổn định nếu so với một xã hội đang phát triển và có nhiều đứt gãy như Việt Nam, bởi vậy những ai ưa tiện nghi và không thích mạo hiểm sẽ không muốn quay về nước. Anh cũng thẳng thắn chia sẻ những lý do đưa mình trở về Hà Nội, trong đó lý do chính yếu là: Ở Việt Nam bạn có nhiều cơ hội làm giàu hơn ở phương Tây. Vì thế, mặc dù kế hoạch của anh khi rời Việt Nam là sẽ định cư hẳn ở nước ngoài, nhưng đến nay, sau 1 năm ở Mỹ và 9 năm ở Anh, anh đã trở lại để bắt tay thực hiện các dự án khởi nghiệp mà theo anh mô tả là “được ăn cả, ngã về không”.

Những suy nghĩ của riêng tôi

Giống như tất cả những người Việt khác, tôi đã từng ôm giấc mộng phương Tây từ khi còn bé tí. Vào đại học, tôi tham gia chương trình thực tập sinh quốc tế của AIESEC với mong muốn kiếm việc làm trước rồi sẽ ở luôn lại nước sở tại, lúc đầu tôi nhất định chỉ tìm kiếm các cơ hội tại Singapore, Anh, Đức, Hồng Kông nhưng cuối cùng số phận lại đưa tôi đến với Ba Lan và Ấn Độ. Tôi cũng không ở những nơi đó quá lâu, mỗi nơi chỉ trên dưới 3 tháng, nhưng những tháng ngày ngắn ngủi đó thực sự đã giúp tôi mở mang tầm mắt. Ba Lan khiến tôi có cảm tình nhiều hơn với các quốc gia “đang phát triển” (so với những Đức hay Thụy Sỹ), trong khi Ấn Độ đã hoàn toàn thay đổi cách tôi nhìn nhận cuộc đời. Tại đây tôi đã may mắn gặp được những con người rất đáng ngưỡng mộ, trong đó có một life coach đến từ Rumani (Life coach là một khái niệm ít được biết đến ở Việt Nam, chỉ công việc chuyên môn của những người giúp người khác tìm ra giá trị của bản thân để cân bằng cuộc sống, công việc và tình cảm. Điều “đáng sợ” nhất ở các life coach này là ở chỗ ta cảm thấy đôi khi họ hiểu ta hơn chính bản thân ta hiểu mình). Anh là một “kẻ lữ hành xuyên thế giới” thứ thiệt, nhưng dù đã chiêm nghiệm bao nhiêu nền văn hóa, mơ ước lớn nhất của anh vẫn là xây dựng và “thay đổi” quê hương Rumani. Và điều đó đã làm tôi phải suy nghĩ, liệu thế hệ trẻ của những đất nước đang phát triển có nên suy nghĩ kỹ hơn trước khi “bỏ chạy”? Bỏ chạy khỏi những điều làm mình khó chịu ở quê nhà là điều đơn giản, nhưng nếu thế thì ai sẽ là người thay đổi những sự khó chịu này? Và đối với tôi, việc tự đặt câu hỏi đó cho bản thân đã là một suy nghĩ thay đổi định hướng của cuộc đời.

Lại nói đến những “lữ hành gia xuyên thế giới”, những người nay đây mai đó không ở một nơi nào cố định mà tôi may mắn quen biết khá nhiều trong công việc viết blog, quản lý các mạng xã hội hay khi đi du lịch. Đừng tưởng chỉ công dân các nước giàu có mới trở thành những người chuyển dịch triền miên, mà rất nhiều người “lữ hành” ngày nay đến từ các quốc gia ít phát triển hơn. Có một điều rất lạ tôi nhận thấy khi nói chuyện với họ là: những người đến từ “thế giới thứ ba” thường kể cho tôi về đất nước mình nhiều hơn những người đến từ các nước phát triển. Một vài người đến từ Úc hay Mỹ thậm chí đã tuyên bố họ “không bao giờ muốn quay về đó” trong khi chưa một ai đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines hay Uganda lại nói ra điều này. Ngoài phản ứng của các “lữ hành gia” chúng ta hãy cùng bàn tiếp đến các “expat”, những người đã rời bỏ sự tiện nghi sạch sẽ của đất nước họ để đến sinh sống tại châu Á rồi sau đó không muốn quay về nữa. Họ đi dạy, làm tư vấn, lập doanh nghiệp và làm các công việc sáng tạo. Đừng tưởng họ hoàn toàn hạnh phúc, họ than phiền nhiều hơn bất cứ ai, nhưng họ vẫn ở lại làm việc. Tại sao? Bởi họ nhìn thấy ở đây cơ hội kiếm tiền và cả những cơ hội thực hành các ý tưởng sáng tạo và nghệ thuật mà họ không áp dụng được ở trời Tây (hoặc những ý tưởng mà các nước phương Tây đã làm từ lâu). Vậy câu hỏi đặt ra là phải chăng đã đến lúc chính những người bản xứ chúng ta cần phải nhận ra cơ hội và nắm lấy, và thậm chí là “giành lại”?

Lời kết

Có vẻ như ngày nay “miền đất hứa” đang dần dịch chuyển từ Tây sang Đông. Tất nhiên chúng ta không thể nói điều kiện sống, cách ứng xử của con người (nói chung) hay các định kiến cổ hủ là dễ chịu nhưng một khi biết cách bỏ qua những khó khăn đó mà tiếp tục sống thì ta sẽ tìm ra cơ hội cho mình ngay tại mảnh đất quê hương còn nhiều khiếm khuyết này. Đó có thể là thời cơ làm giàu nhanh chóng, hoặc đó cũng có thể là cơ hội làm được những điều tuyệt vời thay đổi bộ mặt xã hội, và điều đó tùy thuộc hoàn toàn vào mục tiêu và quyết tâm của bạn. Riêng đối với những bạn trẻ đang ôm giấc mộng phương Tây, tôi xin được hết lòng khuyến khích các bạn hãy tiếp tục bay nhảy bởi bản thân tôi cũng là một người ưa thích “chủ nghĩa xê dịch”, tuy nhiên các bạn hãy “bay nhảy” một cách có suy xét và đừng mù quáng. Hãy tự đặt ra những câu hỏi, và rồi khi quay trở lại, hãy tự trả lời chính mình xem trời Tây có phải là nhất hay không trước khi tiếp tục ôm lấy giấc mộng “định cư ở chốn thiên đường” của mình.

8 thoughts on ““The West is best. Or is it?”

    hktphotography said:
    May 1, 2014 at 8:39 PM

    As someone who grew up in the U.S most of my life and interact with a lot of immigrant from others countries (India, Nepal, Poland, Koreans, Chinese, Cambodians, Japan, Italy.ect…) I do notice that some nationality are more proud of their homeland than others. While most recognized that their homeland is not perfect and that’s why they are in the U.S, they are still proud of their culture and how hard their “people” have to work in such barren environments and how far they have to come to better their lives. That said, not everyone is proud of where they are from, some only can only think of their homeland in term of the politics involved which usually is not fair. It doesn’t matter where you go, most people are not all that interested in politic and political decisions often are not representative of the whole country. At best political decisions represent 51% of the population, at worst political decisions represent NO ONE, but the whole country always get the blame and people get disenchanted with their own cultures because of that. In some way, that’s ironic because people living in third world countries tend to get the least representation in their governments yet they are the one that have to shoulder the blames of the pitfalls of their homeland.

    As far as life in the US, while it is far from perfect and you find people complaining in front of the White House everyday, I would say it’s pretty good but like everyone else, not all American appreciate it.. Kids go to school for free, if they are from a poorer family they will also get free lunches, there are also free bus services for those who live far away, books are provided for, college tuition are heavily subsidized by the government. I think that’s why a lot of people think the West is a paradise, because anyone can go to college and become doctors, pharmacists, engineers or whatever they want to be. Sure, it’s a lot of hard work and not everyone make it but that’s why they call it “The American Dreams” and not the American Reality 🙂

      Pham Hoang Mien responded:
      May 2, 2014 at 3:35 PM

      Thank you for the response Hoan. I recommend you check out the interview with Giang, it’s in Vietnamese but I’m sure google translate can work out the main ideas. There is this point: “Vietnamese don’t want to become Westernized. They only dream of the material comfort of the West”, “They want their kids to have Western degrees, but once the kids start to absorb the Western culture, such as girls not wanting to get married, boys studying philosophy, they will be panic”. This is totally precise in my case coz recently my grandma said that she should never have let me go abroad in the first place if she had known what I would “become”.

      On the other hand, just similar to many other Vietnamese, I am not interested in politics, there’s no political reasons involved, we are just naturally not interested. Thus, I only want to express my observation from the cultural aspect. Honestly, I always feel a strong sense of “nationalism” among people from the poorer part of the world, our conversations always include the phrase “in my country..” while I haven’t heard much of that when talking to people from the US, for example. And the attitude of “I never want to come back there” has also publicly presented by some of them. There must be reasons for that, no?

    hktphotography said:
    May 2, 2014 at 10:52 PM

    Hi Miên, yes, I did get a chance to read through the article you posted. I can read and write Vietnamese too lol. My observations from those two articles is that they were just expressing their ideas and opinions as well as telling the audiences what they have seen and experience in their own life which is great, everyone experience is different and we can all learn from each other’s. But at the same time, I wouldn’t refer to their observations and opinion as facts and I think in both cases, they’re over sensationalizing their observations just like everyone else in the world lol.

    As far as to why people would publicly stated “I would never go back there”….. I think people move from place to place for a reason so if you only talked to those who moved to Vietnam, I don’t think it is surprising to get that kind of that reaction. If you were to come to the US asked people from Vietnam or anyone from other parts of the world if they would go back to their own countries, you would probably get the same reactions? From a just a cultural standpoint, I don’t think there is much differences between any culture to really facilitate moving from one country to another, I certainly don’t think the West is Paradise because people are nicer or more civilized than anywhere else. I think we are all human and people are generally nice and kind no matter where you go. Yes, some cultural do things differently from others but those are really minute details in the large scheme of things. I think when people mistake those political or economic motivations as cultural reasons is when you get into a situation of unfairly blaming a nationality/culture for things that is really control by the few involved in politic. That was the point I was trying to make earlier.

    From all the friends that I have that have moved to the US from the so call “third world” countries, one of the more common observation that I hear and I think it’s the fairest observation around is: “I probably wouldn’t have make it if my parents stay in……” or “There’s no way I would have become a doctor had we stay in…..” The reason I said that the observation is fair is because they’re simply reflecting on their own situations and are grateful for the opportunities that they were given.

      Pham Hoang Mien responded:
      May 2, 2014 at 11:52 PM

      Oh wow great that you can speak and write Vietnamese! You’re “better” than lots of Viet Kieu who come back to Vietnam haha. No, the people I mentioned in the case were not just the ones moving to Vietnam, they are travelers as in “world travelers”, they never stay somewhere for too long, some of them flew around like hell, you know, all those bloggers and “digital nomads” ;-). Some of them are not “nomads” but they do move like once or twice every year, either for jobs or because they get bored of staying at one place. So those are the ones I tried to portrait for the point of “I never want to come back there”.

      And I’m totally aware of the fact that lots of people wouldn’t want to go back to Vietnam after studying. Many friends of mine departed for “the West” since high school and won’t leave. Actually, there was this interesting point from the 9-year UK resident guy that I didn’t mention above: In the West the “successful” people are the ones who can pay off all the debt before others (student credit, housing and car loans, etc). Life there is comfortable, you have everything you need but you will have to work your a** off to pay for all those loans. Life will always go on like that, and you will start to enjoy it when you retire and are debt-free. Whereas, in a society that is “cracking” here and there like Vietnam, you will either become rich or will lose everything, which is more interesting for business ventures. Thus, he thinks that if people want a “stable” life, more comfortable and less risky, they would choose to stay in the West after study, while others would choose to come back.

      Of course I agree with you on the last point that “they’re simply reflecting on their own situations”, that’s why I’m only trying to solve the question “The West is best?” (“Best” is the key word), everyone already knows why they want to go, now I just want to give them some reasons on why they should also consider coming back. And then, it all depends on them to decide.

    hktphotography said:
    May 3, 2014 at 12:40 AM

    haha, Miên, your English is much better than my Vietnamese lol. A lot of Viet Kieu unfairly give Vietnam a bad representation even though they don’t even speak the language to begin and that always annoy me to death. I am really happy we had this discussion as I gain a lot of insights into to life Vietnam! Thanks so much, Miên 🙂

    Nguyễn Văn Khoa said:
    September 16, 2014 at 12:31 AM

    Cuộc sống ở nước ngoài thế nào mình không biết, với những nước phát triển phương tây thì con người đều bình đẳng trước pháp luật ở vn thì không.
    Với những người có học thức có điều kiện đi ra nước ngoài như trên họ hoàn toàn không hiểu gì hoặc cố tình không hiểu gì về những vẫn đề trên chính quê hương đất nước của chính họ, thật đáng buồn và thất vọng

    […] Original post on Mien’s blog: “THE WEST IS BEST. OR IS IT?” […]

    […] reading the blog of Nguyen Hoang Mien to be hit hard by “The West is best, or is it“, I sent that article to Christobel, a client who went with me to discover North Vietnam. […]

Leave a comment